1. Tiền là vật tiêu hao hay vật không tiêu hao?
Tiền phải được xác định là vật tiêu hao. Theo quy định tại khoản 1 Điều 178 Bộ luật Dân sự 2015, vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu. Tiền có đặc điểm phù hợp với định nghĩa này vì:
– Khi được chi tiêu đồng tiền đó không còn thuộc quyền sở hữu của người ban đầu. Khi tiền được chuyển giao, quyền sở hữu chuyển từ người cho vay sang người vay. Đây là đặc điểm điển hình của vật tiêu hao, trong khi vật không tiêu hao (như nhà cửa, đồ dùng) vẫn thuộc sở hữu của người cho mượn.
– Tiền không thể thu hồi nguyên trạng: Khi A cho B vay 50 triệu đồng, B có quyền chi tiêu số tiền này vào mục đích cá nhân. Khi trả nợ, B không thể trả lại chính xác các tờ tiền mà A đã đưa (vì chúng đã được tiêu dùng hoặc chuyển cho người khác), mà chỉ có thể trả một số tiền tương đương. Điều này khác biệt hoàn toàn với vật không tiêu hao (ví dụ: xe máy, sách), nơi người mượn phải trả lại chính tài sản đó sau khi sử dụng.
Hình minh họa. Tiền là vật tiêu hao hay vật không tiêu hao?
2. Tiền có là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản không?
Cũng tại khoản 1 Điều 178 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rằng:
Điều 178. Vật tiêu hao và vật không tiêu hao1. Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.Vật tiêu hao không thể là đối tượng của hợp đồng cho thuê hoặc hợp đồng cho mượn.
Đồng thời, Điều 498 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về đối tượng của hợp đồng mượn tài sản:
Điều 495. Đối tượng của hợp đồng mượn tài sảnTất cả những tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản.
Theo quy định trên, có thể khẳng định rằng, tiền không thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản.
Quote: LawFirm.Vn